Kiến trúc trường Đại học Dược Hà Nội – Triển lãm " Một Công Dân Trái Đất"
Ngày đăng: 30/11/2020
Kiến trúc trường Đại học Dược Hà Nội ( Xưa là Đại học Tổng hợp, Đại Học Đông Dương)
Năm 1902, chính quyền Pháp dự kiến xây dựng cơ sở vật chất cho trường Y khoa, sau này là trường Đại học Đông Dương. Kế hoạch này được toàn quyền Đông Dương phê duyệt năm 1907. Địa điểm dự kiến đặt ở góc đại lộ Carreau (phố Lý Thường Kiệt) và đại lộ Jauréguiberry (phố Quang Trung) nhưng không thực hiện được, sau chuyển về đại lộ Bobillot (phố Lê Thánh Tông). Công trình trường Đại học Đông Dương do kiến trúc sư Ernest Hesbrad thiết kế theo phong cách kiến Trúc Đông Dương.
Năm 1913, khu nhà trái (trường Y khoa) chính thức được khởi công xây dựng. Các hạng mục chính của công trình xây dựng từ năm 1921 đến năm 1923 gồm các phòng học và một giảng đường. Sau đó, từ năm 1933 đến 1937, hai giảng đường mới được xây dựng dành cho khoa Luật.
Khu nhà chính có một giảng đường lớn, được xây dựng trong những năm 1920 đến 1923, song mãi đến năm 1924, công trình mới được các kiến trúc sư Ernest Hesbrard và Gaston Roger hoàn thành. Đây là công trình có kiến trúc hiện đại và được trang trí độc đáo, đặc biệt là bức tranh tường do họa sĩ Victor Tardieu thực hiện năm 1927-1928.
Từ năm 1928 đến năm 1945, công trình được xây dựng thêm sân tennis, tường rào, hệ thống cống và một số hạng mục khác để tập trung một số trường đại học và cao đẳng khác vào Đại học Đông Dương.
Công trình này do trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội quản lý và sử dụng.
Triển lãm " Một Công Dân Trái Đất"
Triển lãm Một Công Dân Trái Đất được thực hiện bởi Six Space, viện Goethe, Fonds, Hanoi Grapevine. Nhóm các nghệ sĩ trẻ tham trưng bày tại triển lãm gồm có Ns Lê Giang, Ns Nguyễn Đức Phương, Ns Phạm Thu Hằng, Ns Trần Thảo Miên, Ns Nguyễn Linh Chi và Ns Nguyễn Nhung. Dự án hướng tới nâng cao nhận thức về môi trường thông qua các hoạt động nghệ thuật, văn hóa, giáo dục gần gũi với cộng đồng và đối thoại liên ngành giữa các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu và chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên, kỹ thuật và nhân văn.
Triển lãm diễn ra trong ba ngày từ ngày 27 đến 29/11/2020 ở tại 19 Lê Thánh Tông ( trường đại học Dược Hà nội), Hà nội đã thu hút đông đảo người quan tâm đến xem. Đây là một triểm lãm thú vị khi diễn ra tại trường Đại học Dược Hà nội, nơi đây không những lưu giữ những bộ sưu tập thực vật và sinh vật lâu đời mà còn là một công trình di sản kiến trúc đặc sắc. Rất ít dịp du khách có thể tham quan toàn bộ kiến trúc tòa nhà, khám phá mái đỉnh vòm cùng những trang trí nghệ thuật mang phong cách kiến trúc Đông Dương, Art Nouveau, những họa tiết trang trí đan xen giữa Châu Âu và Á Đông.
Với cách làm mới mẻ, triển lãm đã thành công khi truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường với du khách tham quan và đã thành công hơn nữa khi làm sống dậy một không gian di sản, một kho tư liệu lớn mà lâu nay dường như đã ngủ quên.
Tổng hợp: Nguyễn Quỳnh Trang, kts Hoàng Anh Đức.
Đại học Dược nhìn từ phố Lý Thường Kiệt
Trường đại học Dược Hà Nội xưa kia là trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
Mái vòm sảnh chính nhìn từ bên trong ra.
Tác phẩm sắp đặt Hồ Nước của Ns Nguyễn Linh Chi và Ns Nhung Nguyễn.
Các mặt gương có hình dáng khác nhau biểu thị cho không gian mặt nước tại nội đô Hà Nội.
Các không gian mặt nước ngày càng suy giảm đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
và đời sống con người. Trên mỗi mặt gương đều có những biểu tượng, chủ yếu là
biểu tượng Phật giáo. Tại sao nhỉ?
Các tác phẩm được trưng bày, kê đệm trên bề mặt không gây phương hại đến
công trình di sản, du khách có thể tiếp cận dễ dàng với tác phẩm.
Nhìn lên mái vòm từ sảnh tầng 1. Các chi tiết trang chí chủ yếu mang phong cách Châu Âu,
đan xen đâu đó một số họa tiết truyền thống như triện góc.
Chấn song cửa mang phong cách Art nouveau. Đây là biểu tượng gì?
Biểu tượng ngành Dược.
Không gian triển lãm tác phẩm Lưới đánh cá thu nhặt được. Du khách hứng thú
tìm hiểu thông điệp đằng sau tác phẩm này.
Có vô vàn các loài sinh vật đang tồn tại song hành cùng con người nhưng con người
không để ý đến và vô tình xâm hại môi trường sống của chúng.
Hiện vật tại bảo tàng tiếp cận đến đông đảo người xem.
Một sự kết hợp thú vị giữa tác phẩm nghệ thuật sắp đặt và hiện vật tại bảo tàng.
Không gian ấn tượng nhìn từ tầng 2 xuống sảnh tầng 1.
Mái vòm mang phong cách Châu Âu, nhìn kỹ ta có thể nhận ra
các họa tiết trang trí trên đỉnh là những bầu hồ lô, quạt ba tiêu,
những biểu tượng trong Phật Giáo và Đạo giáo.
Không gian triển lãm tại tầng hai.
Toàn cảnh mái vòm nhìn từ tầng ba xuống tầng 1, một không gian hết sức ấn tượng.
Tổng thể mái vóm nhìn từ trên cao. Khung bê tông cốt thép có cấu trúc mạch lạc.
Tổng thể mái vòm. Đây là một dịp hiếm hoi du khách có thể quan sát được cấu tạo đỉnh vòm này.
Khung cấu tạo mái.
Các hoa văn trang trí hoàn toàn theo phong cách Châu Âu.
Hệ thống vì kèo thép, bên ngoài lợp ngói tuyền thống.
Nhìn qua hệ vòm này du khách có thể quan sát xuống các tầng bên dưới. Các mái vòm tạo ánh sáng và lưu thông không khí.
Đây không phải là một không gian trưng bày chuyên biệt nhưng nơi này đã mang lại một cảm xúc đặc biệt cho người xem.
Hệ thống dầm bê tông và vì kèo thép đỡ mái.
Toàn cảnh sảnh tầng 1. Đá lát nền được thiết kế hết sức tỉ mỉ. Các họa tiết xen giữa
những nét Châu Âu và Á Đông. Những nét triện góc quen thuộc, những cánh sen
vòng bên ngoài ta bắt gặp đâu đó ở chân tàng, ở bệ thờ, ở tranh dân gian Việt Nam.
Du khách tham quan tại sảnh tầng 1.
Một sự pha trộn giữa Châu Âu và Đông Á trong mái vòm này.
Một góc không gian trưng bày tại tầng 2.
Một tình nguyện viên tại triển lãm đang nói về nội dung tác phẩm Đồng Nguyên
của Ns Nguyễn Đức Phương.
Tác phẩm Đồng Nguyên của Ns Nguyễn Đức Phương.
Lối cầu thang lên tham quan tầng hai chật hẹp mà rất đông du khách quan tâm tới.
Một góc kiến trúc công trình với các mô tuýp trang trí mang phong cách truyền thống.
Với rất nhiều du khách, đây là lần đầu họ xem hiện vật trưng bày của bảo tàng.