Từ A - Z điều cần biết về nhà thờ họ trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam
Ngày đăng: 29/12/2021
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên thực sự đã ăn sâu vào đời sống xã hội và tâm thức của mỗi nhà. Đó chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc bởi vậy xây dựng nhà thờ họ là một trong những cách thức để thực hiện được đạo lý ấy. Chính vì vậy, những mẫu nhà thờ họ ra đời. Chúng tôi hiểu được nhu cầu tìm hiểu của quý vị về những thông tin nhà thờ họ, nên đã tổng hợp các thông tin tại bài viết này. Mời quý vị cùng đọc.
Mục lục
- Nhà thờ họ là gì? Vai trò của nhà thờ họ trong văn hóa thờ cúng của người Việt
- Kiến trúc nhà thờ họ
- Chất liệu – vật liệu xây dựng nhà thờ họ
- Các mẫu nhà thờ họ
- Phong thủy làm nhà thờ họ
- Cảnh quan sân vườn bố trí
- Quy trình thiết kế nhà thờ họ
- Quy trình thi công nhà thờ họ
- Hoa văn đắp vẽ tại nhà thờ họ
- Các nghi lế thờ cúng nhà thờ họ
- Nhà thờ họ là gì? Vai trò của nhà thờ họ trong văn hóa thờ cúng của người Việt
1. Nhà thờ họ là gì? Vai trò của nhà thờ họ trong văn hóa thờ cúng của người Việt
Nhà thờ họ (hay từ đường) là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên.
Vai trò của nhà thờ họ trong văn hóa thờ cúng của người Việt:
- Để thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ về nguồn gốc của dòng họ mình.
- Thể hiện bản sắc văn hóa của người Việt Nam
- Được lưu truyền như một nét đẹp văn hóa, nối tiếp truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cùa người dân Việt Nam.
2. Kiến trúc nhà thờ họ
Kiến trúc nhà cổ truyền Việt Nam mang đậm đặc trưng văn hóa của người Việt. Mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống với các chi tiết như cột, xà, kèo, kẻ , bẩy,…
2.1. Kiến trúc nhà thờ họ theo hình dáng
Thông thường hình dáng nhà thờ họ theo hình chữ Nhất nằm ngang đầu hồi bít đốc 2 mái.
Nhà thờ họ được xây theo hình thức chữ Nhị ít phổ biến hơn. Thường có nhà bái đường và gian phía sau làm nơi thờ cúng.
Nhà thờ họ hình chữ Đinh có hậu cung phía sau.
2.2. Kiến trúc theo vùng miền
Đất nước Việt Nam trải dài theo ba miền Bắc, Trung, Nam. Chính điều đó làm nên sự đa dạng về kiến trúc theo từng vùng miền. Chúng ta sẽ thấy được sự khác nhau của các công trình kiến trúc đình, đền, chùa đi từ miền Bắc vào đến miền Nam bởi sự khác biệt trong phong tục tập quán, hệ tư tưởng khác nhau.
Sự khác nhau có thể ở màu sắc, hình dáng và cách bố trí nội thất thờ cúng. Nhưng nhìn chung, công trình đều phải tuân thủ những quy luật nhất định trong kiến trúc cổ truyền.
3. Chất liệu – Vật liệu
Trong kiến trúc cổ truyền, vật liệu xây dựng cơ bản cho những ngôi nhà theo lối truyền thống thường là gỗ. Cho đến ngày nay, vật liệu được ông cha ta lựa chọn để xây dựng nhà cửa này vẫn chứng minh được những ưu điểm vượt trội của nó. Đó chính là sự bền bỉ qua năm tháng, sự tinh xảo trên từng cấu kiện được chạm khắc. Nhà được làm bằng gỗ thể hiện đẳng cấp của toàn bộ công trình.
Nhà gỗ 5 gian gỗ lim thi công tại Thanh Hóa
Nhà gỗ có thể trở nên thật thú vị và hiệu quả nếu được sử dụng chất lượng gỗ tốt và thiết kế đúng chuẩn. Với sự sắp xếp tuyệt vời đến từ kiến trúc sư, ngôi nhà gỗ của bạn sẽ đặc sắc đầy tính nghệ thuật mà không phải loại nhà nào cũng có được. Tuy nhiên chi phí cho nguyên liệu gỗ thường lớn bởi sự khó khăn trong tìm kiếm vật liệu.
Để giải quyết bài toán vật liệu, một hình thức mới đã xuất hiện. Đó là làm nhà bằng bê tông giả gỗ. Cùng với đó, sự xuất hiện của vật liệu mới này đã góp phần giải quyết bài toán chi phí cho gia chủ. Chúng tôi đã có bài viết đề cập đến ưu điểm của loại hình này. Quý vị có thể đọc thêm về ưu điểm của nhà thờ bê tông giả gỗ tại trang web của chúng tôi.
Nhà thờ 3 gian bê tông giả gỗ tại Đông Anh, Hà Nội
4. Các mẫu nhà thờ họ
Mẫu nhà 3 gian gỗ xoan tại Thường Tín.
Nhà thờ họ 5 gian gỗ lim
Nhà thờ họ 2 tầng
Mẫu thiết kế nhà thờ họ đẹp của Trung Hưng
5. Phong thủy làm nhà thờ họ
Về cơ bản có hai yếu tố luôn phải được lưu ý trong xây dựng nhà thờ họ đó là chọn hướng đất và thế đất.
5.1. Thế đất
Vị trí mảnh đất: Mảnh đất tốt là mảnh đất tàng phong tụ thủy, đủ 4 yếu tố tứ linh: thanh long, bạch hổ, huyền vũ, chu tước. Nhưng trên thực tế tìm thấy một mảnh đất như vậy là rất khó.
Một ngôi nhà có dòng nước chảy uốn lượn phía bên trái của ngôi nhà được gọi là Thanh Long, một con đường lớn phía bên phải ngôi nhà được gọi là bạch hổ, một cái ao, một cái hồ hay một minh đường bằng phẳng, thoáng đạt trước mặt gọi là chu tước, một gò đất phía sau nhà được gọi là huyền vũ.
- Thế đất được xem là yếu tố quyết định mảnh đất đó có tốt hay không, đem lại nhiều điều tốt lành và tài lộc cho chủ sở hữu.
- Mảnh đất tụ khí: là thế đất mà phía trước thấp hơn phía sau, nền đất bên trái cao hơn nền đất bên phải.
- Đất gần sông nước cũng được coi là mảnh đất tốt bởi gần ao hồ, sông suối, có sinh vật phát triển mạnh mẽ cho thấy một nguồn sinh khí dồi dào, vạn vật phát triển cũng đồng nghĩa nhà ở đó cũng mang lại nhiều tài lộc.
Nên tránh các mảnh đất:
- Thế đất xấu ở hai phía Đông và tây đều có đường chiếu tới.
- Thế đất trực xung, có đường chiếu thẳng vào nhà.
- Mảnh đất nằm ở vị trí có hai con đường giao với nhau. Xây nhà ở ngã tư đường như hình lưỡi kéo cắt.
5.2. Hướng đất
Tại sao lại có lời khuyên xây nhà theo hướng Nam?
Do khí hậu Việt Nam mang tính chất là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên việc lựa chọn hướng nhà cũng cần xét tới điều này. Có rất nhiều lời khuyên xây nhà dựng nhà nên chọn theo hướng Nam bởi những lí do sau đây:
- Nên chọn hướng nam vì đây là hướng lành “đông ấm, hè mát”.
- Quan niệm đạo phật: Hướng nam là hướng gắn liền với điều thiện và hạnh phúc.
- Quan niệm của nho giáo thì hướng nam là hướng của thánh nhân
- Xây nhà hướng nam sẽ tạo ra luồng không khí lưu thông trong nhà luôn được đảm bảo ở tình trạng tối ưu nhất.
- Xây nhà hướng Nam mang vượng khí cho gia chủ.
- Người Việt tâm niệm tổ tiên như những “thánh nhân” sẽ luôn theo dõi và phù hộ độ trì cho con cháu, nên nhà ở cũng thường quay hướng Nam.
Ngày nay, quan niệm này cũng không còn quá khắt khe, nếu nhà quay hướng Nam mà vào thế đất xấu thì cũng có thể chọn quay nhà hướng khác.
Ngoài ra còn một số lưu ý khi chọn hướng nhà:
- Làm nhà thờ theo hướng hợp với người đứng tên.
- Tránh các góc cạnh của đình, chùa, …
- Tránh làm nhà hướng Tây, Tây Bắc bởi hướng này luôn nhận được ánh nắng và hơi nóng gay gắt vào buổi chiều khiến cho chúng ta cảm thấy rất khó chịu.
- Hướng Đông Bắc thì luôn hứng chịu những cơn gió lạnh buốt tràn vào nhà mỗi dịp mùa đông về nên cũng nên tránh hướng này.
Đến với Trung Hưng, khi bước vào tư vấn xây dựng nhà thờ hay nhà ở, chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn qua điện thoại bước đầu. Ngay sau đó chúng tôi sẽ trực tiếp đến khảo sát qua hiện trạng của công trình và trao đổi với chủ nhà để lên phương án thiết kế sơ bộ. Mọi tư vấn từ kiến trúc, kết cấu, quy hoạch, và phong thủy đều được các kiến trúc sư với về dày kinh nghiệm phân tích, bóc tách một cách cụ thể và dễ hiểu để đi được đến thống nhất phương án hợp lí cho gia đình.
6. Cảnh quan sân vườn bố trí
Cảnh quan sân vườn làm tôn lên vị trí của kiến trúc nhà ở, làm vui cảnh vật quanh nhà.
- Tường rào: đây là kiến trúc bao quanh nhà thờ, tạo ra ranh giới phân chia diện tích nhà thờ họ với các công trình lân cận khác xung quanh. Cổng và tường rào tạo nên tính độc đáo cho căn nhà.
- Lan can đá vây quanh nhà thờ họ như một cách thức để xác định ranh giới diện tích của toàn bộ công trình nhà thờ họ. Lan can đá với những họa tiết trang trí búp sen làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Cổng nhà thờ họ: là thành tố quan trọng trong các hạng mục của công trình nhà thờ họ. Bởi cổng nhà thờ họ chính là nơi thể hiện tài khí, tài lộc và địa vị của gia tộc. Việc xây dựng cổng nhà thờ họ thật hoành tráng và đúng phong thủy làm cho con cháu trong dòng họ đạt nhiều thành tựu hơn.
- Cuốn thư (bình phong) là một vật được đặt trước nhà thờ họ nhằm che chắn, ngăn cản các yếu tố xấu, gây ảnh hưởng đến nhà thờ họ.
- Cột đồng trụ: Cột đồng trụ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nhà thờ họ. Có vai trò che chắn mọi tà khí xấu xâm nhập vào từ đường, cột đồng trụ như hai cột lửa sừng sững hai bên trông thật trang nghiêm làm nên sức mạnh vô biên cho nhà thờ họ. Những thiết kế cột đồng trụ với tứ phượng chầu phía trên mang lại niềm tin và sự bình an cho toàn bộ dòng họ.
- Khuôn viên nhà thờ họ: tùy vào diện tích và không gian của gia đình mà có nhiều cách bố trí khuôn viên khác nhau. Gia đình có thể bố trí các hòn giả sơn để điều tiết phong thủy hoặc có thể bố trí thêm bể cá và hòn non bộ.
7. Quy trình thiết kế nhà thờ họ
Quy trình thiết kế nhà thờ họ của Trung Hưng gồm 5 bước.
Bước 1: (Khảo sát hiện trạng): Liên hệ khảo sát hiện trạng – đo đạc công trình, khu đất, nhu cầu xây dựng của gia đình, kiểm tra hệ thống giao thông, cấp thoát nước, hướng nắng, hướng gió, đề xuất phương án thiết kế phong thủy sơ bộ.
Khảo sát tài chính, mức đầu tư
Sơ bộ phương án quy hoạch tổng thể ngay tại công trình.
Bước 2: (Lên phương án thiết kế): Sau khi tư vấn cho gia đình, chúng tôi lên phương án thiết kế sơ bộ -> trao đổi với gia chủ về phương án sơ bộ -> chỉnh sửa, thống nhất phương án, chốt
Bước 3: Triển khai hồ sơ kĩ thuật thi công
Hồ sơ bao gồm: - bản vẽ hiện trạng, kiến trúc, kết cấu, điện nước, dự toán, phối cảnh
Bước 4: Bàn giao hồ sơ (Thanh toán 90% chi phí thiết kế)
Bước 5: 10% giám sát bản quyền tác giả thi công không quá 5 lần
8. Quy trình thi công nhà thờ họ
6 giai đoạn thi công nhà thờ họ
Giai đoạn 1: Chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ công trình
Giai đoạn 2: Đào móng, xây phần thô công trình
Giai đoạn 3: Lợp ngói, đắp vẽ hoa văn
Giai đoạn 4: Bả tường, sơn hoa văn giả gỗ, lắp đặt hệ thống điện
Giai đoạn 5: Lắp đặt hệ thống đồ thờ
Giai đoạn 6: Vệ sinh công trình, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
9. Hoa văn nhà thờ họ
- Trang trí trên các cấu kiện kiến trúc: Những hoa văn trang trí trên các cấu kiện có mục đích làm tăng vẻ đẹp và giảm sự thô mộc, nặng nề của cấu kiện gỗ. Tùy vào mức độ đầu tư của gia chủ, hoa văn đắp vẽ có thể đơn giản hoặc cầu kì, nhiều hay ít cho từng nhà thờ họ. (Với Trung Hưng, chất lượng đắp vẽ hoa văn vượt trội luôn là niềm tự hào của công ty chúng tôi muốn mang đến cho quý khách hàng).
Trang trí nội thất: đó là trang trí trên các đồ vật như hương án, hạc, hoành phi, câu đối, lư hương ở mỗi đồ vật có phong cách trang trí khác nhau.
10. Các nghi lễ thờ cúng trong quá trình xây dựng nhà thờ họ
Có nhiều nghi lễ thờ cúng diễn ra từ lúc chuẩn bị xây dựng nhà cửa đến lúc hoàn thiện.
- Lễ động thổ: Cúng động thổ là nghi lễ cúng khi khởi công xây dựng công trình. Khi xây dựng bất cứ công trình nhà cửa nào, người ta đều phải đào móng. Việc đào móng được xem như đã “động chạm” tới ông thổ địa cai quản khu đất đó nên cần làm lễ động thổ.
- Lễ phạt mộc: Phạt mộc là nghi lễ thường thấy trong thi công xây dựng nhà gỗ. Nghi thức này được thực hiện tại xưởng gỗ thi công ngôi nhà để báo cáo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền.
- Lễ cất nóc Lễ cất nóchay còn gọi là lễ Thượng Lương (trong tiếng Hán, “Thượng” là Trên, “Lương” có nghĩa là Xà nhà). Là ngày gác thanh giữa của nóc nhà với mái nhà dốc có kèo. Ngày nay, lễ cất nóc chính là ngày đổ trần lợp mái; hoặc đổ bê tông sàn mái.
- Lễ nhập trạch (an thổ) Lễ nhập trạch (hay còn được gọi là cúng nhập trạch) là một nghi lễ có từ rất lâu của người dân Việt Nam. Nghi lễ này thường được thực hiện khi bạn muốn chuyển tới sinh sống ở một ngôi nhà mới xây dựng. Hiểu một cách đơn giản, lễ nhập trạch chính là nghi thức thông báo, trình diện với Thần Linh, Thổ Địa ở ngôi nhà đó.
- Lễ cài sào (lễ hoàn thành) Lễ cài sào là một nghi lễ dân gian đã xuất hiện từ xa xưa trong văn hóa tâm linh của người Việt. Khi một ngôi nhà mới được hoàn thành gia chủ sẽ tổ chức một lễ cúng gia tiên và thổ thần tại khu đất đó để cầu mong sự an khang, may mắn sẽ đến cho gia đình mình khi chuyển vào sinh sống tại đó.
Sợi dây huyết thống và quá trình gắn bó với nhiều kỉ niệm đã giúp con cháu nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với bề trên. Do đó, việc tìm hiểu về ý nghĩa của nhà thờ họ đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống. Bài viết trên đây giúp phần nào quý vị mong muốn tìm hiểu về nhà thờ họ có thông tin tổng hợp nhất và thuận lợi cho việc xây dựng nhà thờ họ của dòng họ.
Quý vị đừng ngần ngại mà gọi ngay số 08.1800.1886 để được tư vấn xây dựng nhà thờ họ ưng ý nhất.
Website của chúng tôi có rất nhiều bài viết có thể giúp ích cho quý vị. Có rất nhiều mẫu nhà thờ họ chúng tôi đã và đang thi công được cập nhật hàng ngày tại trang web này.
Nếu có bất kì góp ý nào, quý vị hãy gửi về email: disantrunghung@gmail.com
Nếu có dịp, quý vị hãy ghé qua văn phòng thiết kế của chúng tôi tại địa chỉ:
số 68, ngõ Hồ Hố Mẻ, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Chúng tôi có mặt tại đây từ 8h sáng đến 5h30 chiều từ thứ 2 đến thứ 7 luôn chào đón quý vị!