Chùa Phượng Trì - hình ảnh từ quá trình thiết kế đến thi công hoàn thiện
Ngày đăng: 21/12/2020
Phương án thiết kế tu bổ chùa Phượng Trì
Chùa Phượng Trì tọa lạc giữa trung tâm quần cư của thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Chùa Phượng Trì có tên chữ là Thiên phúc tự, được xây dựng từ thời Lê, kết cấu theo kiểu chữ Đinh, gồm tiền đường và thượng điện. Ngoài ra, còn một số hạng mục như nhà mẫu, nhà Tổ và nhà khách.
- Hiện trạng của chùa Phượng Trì
Tam quan của chùa Phượng Trì nằm sát hè phố Phượng Trì có cấu trúc theo lối tứ trụ tám mái. Hai cột đồng trụ ngoài có nghê chầu, hai cột đồng trụ ở giữa có đắp Phượng, Hổ phù, ô đèn lồng đắp tứ linh. Cổng chính xây theo lối chồng diêm hai tầng tám mái, mái trên đắp kìm nóc, hoa sen, ,,,mái lợp ngói mũi hài. Phần thân cột cổng chính đắp câu đối chữ nho, cánh cổng đục chạm hoa văn tứ linh, tứ quý. Nhìn chung, cổng tam quan hiện tại trải dài theo chiều ngang, chiếm gần hết mặt tiền di tích nhưng cổng chính chỉ có một lối vào nhỏ hẹp, không thuận lợi sử dụng khi có lễ hội. Phần hoa văn trên cổng đắp vẽ tương đối đơn giản, một số hoa văn đã bị sứt gãy.
Hình ảnh Tam quan chùa Phượng Trì trước khi tu bổ
Gác chuông do nhân dân làng Phượng Trì đóng góp xây dựng năm 1997 bằng chất liệu bê tông kết hợp với gỗ theo lối kiến trúc hai tầng tám mái nằm trên mặt ao sen. Tầng một bố trí hai tấm bia ghi công đức và cầu thang gỗ lên tầng hai. Tầng hai treo một chuông đồng, một khánh đồng. Mái được lợp ngói mũi hài đã xô vỡ, mục ải nhiều. Các hoa văn đắp vẽ bằng xi măng tương đối sơ sài, xen kẽ vào đó là các con tiện bằng sứ không theo lối kiến trúc truyền thống.
Nhìn chung, gác chuông có khối tích to so với các công trình xung quanh, hoa văn đơn giản và bị gãy rụng nhiều.
Cùng nằm trên mặt ao sen còn có lầu Quan Âm và lầu hóa vàng. Lầu Quan Âm bố trí trên một tòa sen bằng bê tông, trên có tượng Quan Âm Nam Hải đặt trong tủ kính, bên dưới đài sen có đắp vẽ các họa tiết hoa văn hình cánh sen. Lầu Quan Âm được xây dựng đơn giản do nhu cầu thờ cúng cấp thiết.
Hình ảnh lầu Quan Âm
Hình ảnh lầu hóa vàng
Lầu hóa vàng được xây dựng trên mặt nước có kích thước 1mx1,2m theo hình thức bốn mái, mái lợp ngói mũi hài. Do xây dựng trên mặt ao sen nên khi sử dụng gặp những khó khăn nhất định như khi lấy tro, dọn dẹp vệ sinh…
Tam bảo có cấu trúc theo lối chữ “Đinh” gồm Tiền Đường và Thượng Điện. Tiền Đường gồm 5 gian, các cột chịu lực bằng bê tông kết hợp gỗ, hệ vì kèo gỗ, mái lợp ngói mũi hài. Do được xây dựng đã lâu và không có các biện pháp tu bổ kịp thời nên hệ thống cột chịu lực, hệ kết cấu mái đã mục ải, xuống cấp mất khả năng chịu lực. Mái ngói mũi hài mục ải, gãy vỡ nhiều dẫn đến thấm dột nhiều nơi trong Tam Bảo. Phần Thượng Điện gồm ba gian chạy dài bốn hàng cột, các cột chịu lực được làm bằng bê tông, hệ vì kèo bằng gỗ đã mục ải. Do bị thấm dột nên toàn bộ mái Tiền Đường và Thượng Điện được làm thêm một lớp trần nhựa, giải pháp tạm thời này không giải quyết được vấn đề thấm dột cho ngôi Tam Bảo.
Tam bảo hiện trạng
Phần mái hiên Tam Bảo được lợp bằng ngói ta, phần giao giữa mái hiên và mái Tiền Đường có xây tường hoa, đắp bức cuốn thư, đắp vẽ các họa tiết hoa văn trang trí.
Phần mái tam bảo đan xen nhiều chủng loại ngói.
Ngói đã mục ải, gãy vỡ nhiều gây thấm dột.
Các họa tiết hoa văn đắp vẽ bong rộp, gãy vỡ nhiều chỗ, hoa văn tương đối đơn giản.
Bờ nóc bờ chảy nứt gãy, rêu mốc xâm thực.
Các cấu kiện gỗ lai tạp chắp vá, vật liệu không đồng nhất đã xuống cấp nghiêm trọng.
Kết cấu bộ vì được làm đơn giản theo kiểu “ kèo kẻ quá giang” , bào trơn đóng bén , các kết cấu cột gỗ gối trên hệ cột bê tông và cột gạch, các họa tiết, hoa văn trang trí nghèo nàn do bối cảnh xây dựng lúc bấy giờ chưa cho phép thể hiện nhiều mà thiên về độ bền chắc hơn.
Nghệ thuật điêu khắc trong chùa chủ yếu tập trung vào hệ thống tượng tròn trên Phật điện.
Nhà Mẫu được bố trí ở góc Đông Nam di tích gồm một nhà ba gian theo hình thức đầu hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, hệ thống cột bằng bê tông kết hợp cột gỗ. Bên trong bố trí ba ban thờ, hệ thống ban thờ được xây bằng gạch, mặt bậc ốp đá men.
Nền nhà Mẫu lát gạch bát, mạch chữ công. Phần tường nhà đã bong rộp, rêu mốc xâm thực.
Phần mái ngói gồm lớp ngói màn và lớp ngói ta, mái ngói đã bị xô vỡ, gây thấm dột, ẩm mốc cho nhà Mẫu.
Nhà tổ là nếp nhà ba gian đầu hổi bít đốc, mái lợp ngói ta. Kết cấu mái nhà tổ theo lối vì kèo quá giang, các kết cấu được bào trơn thiên về độ bền vững. Hệ thống ban thờ trong nhà Tổ gồm một ban thờ ở chính giữa được xây bằng gạch, ốp gạch men màu huyết dụ, hình thức ốp gạch men như vậy không phù hợp với kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Hiện trạng nhà tổ
Hiện trạng nhà tổ
Nhà Ni bao gồm ba gian nhà chính và khu bếp , khu vệ sinh nằm liền kề với nhà khách. Phần ba gian nhà Ni có kết cấu mái gỗ, mái lợp ngói ta, bên dưới có hệ thống trần nhựa, phần khu phụ nhà Ni làm mái bằng bê tông . Hình thức nhà Ni đơn thuần mang tính chất không gian ở thuần túy, không thể hiện các yếu tố kiên trúc truyền thống ở đây.
- Phương án tu bổ
Quy hoạch tổng thể các công trình ăn nhập, hài hòa, thống nhất với nhau, tạo sự thuận lợi khi sử dụng, tạo tiền đề cho sự mở rộng quy mô chùa trong tương lai.
Cổng Tam Quan được mở rộng, tạo sự thuận lợi sử dụng trong những ngày lễ tết cũng như ngày thường.
Tạo khoảng sân rộng 421m2 có thể chứa 500-600 người vào những dịp lễ hội.
Khoảng sân rộng tạo được trường nhìn bao quát ngôi Tam Bảo
Toàn bộ các công trình sân vườn được tôn cao hơn mặt đường Phượng Trì 0,2 – 1m, tạo sự thông thoáng, trang nghiêm cho di tích.
Tách dời khu tưởng niệm liệt sỹ ra ngoài ngôi Tam Bảo.
Nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Ni, nhà bếp, nhà ăn cùng khu vệ sinh nội tự được bố trí liên hoàn, kết nối với nhau bởi hệ thống hành lang bao quanh, tạo sự thuận lợi, tiện dụng khi sử dụng.
Tăng mật độ cây xanh, cây thế, cây bóng mát, tạo sự hài hòa về cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc.
- Bản vẽ tu bổ và phối cảnh của chùa
Mặt bằng
Mặt cắt dọc tam bảo
Mặt bên tam bảo
Tổng mặt bằng tu bổ - tôn tạo chùa Phượng Trì
Phối cảnh tổng thể phương án tu bổ di tích chùa Phượng Trì
- Một số hình ảnh thi công của công trình
Hình ảnh các cấu kiện gỗ được tập hợp lại chuẩn bị lắp dựng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
- Liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế - thi công
Quý khách có nhu cầu tư vấn – thiết kế - thi công các công trình tâm linh như chùa, đình, đền, quán, miếu, nhà thờ họ, từ đường, nhà gỗ, nhà cổ, … xin vui lòng liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY CỔ PHẨN BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TRUNG HƯNG
Địa chỉ: số 68, ngõ Hồ Hố Mẻ, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 08.1800.1886
Lịch làm việc: 8h15 - 5h30 từ T2 đến T6, 8h15 - 4h30 T7.
Email: disantrunghung@gmail.com
Facebook: Di sản Trung Hưng
Youtube: Di sản Trung Hưng
Website: disantrunghung.com
Đội ngũ kiến trúc sư và kĩ sư chuyên nghiệp của Trung Hưng luôn đồng hành cùng quý vị!