4 lăng tẩm cuốn hút nhất khi đến với cố đô Huế
Ngày đăng: 26/11/2020
Kiến trúc là chân dung của một giai đoạn lịch sử nhất định. Bởi kiến trúc là sự tổng hợp giữa trí thức, nhu cầu sinh hoạt, trình độ thẩm mỹ, tiến bộ kỹ thuật ở mỗi hoàn cảnh và môi trường cụ thể.
Đến với Huế, chúng ta có thể thấy được một sự hòa điệu diệu kỳ giữa kiến trúc và thiên nhiên. Kiến trúc Huế không thể tách khỏi thiên nhiên và ngược lại thiên nhiên Huế cũng đậm đà nhờ kiến trúc.
Kiến trúc đền đài, lăng tẩm của Huế là một trong những điều làm nên sự đặc thù của chính mảnh đất này. Đặc biệt là hệ thống lăng tẩm ở Huế. Có thể điểm qua một số lăng như sau:
Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) khởi công xây dựng từ năm 1814, hoàn tất vào năm 1820.
Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng), chọn đất vào năm 1826, khởi công xây dựng 1840, hoàn tất vào năm 1843.
Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), xây dựng và hoàn tất 1848.
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng), xây dựng năm 1864, hoàn tất 1867.
Lăng Dục Đức (An Lăng) xây dựng vào năm 1889.
Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng) xây dựng vào hai thời điểm khác nhau (1889) khi Đồng Khánh mất và 1916 khi Khải Định nối ngôi).
Lăng Khải Định (Ứng Lăng) khởi công xây dựng năm 1920, hoàn tất năm 1931.
Bảy khu lăng an táng mười vị vua Nguyễn ở Huế mang đậm dấu ấn thăng trầm của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
Trong bài viết này, Trung Hưng và quý vị cùng khám phá kiến trúc và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 4 lăng tẩm cuốn hút nhất cố đô Huế.
- Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng)
Lăng Gia Long hoành tráng, rộng khắp một vùng núi đồi cận sơn, nằm phía đầu nguồn sông Hương. Hai mươi lăm năm (1776 – 1801) ôm ấp khát vọng giành lại những gì đã mất. Gia Long mãn nguyện khi đã trở thành người chủ của cả giang sơn. Hoành tráng mà trầm hùng, khu lăng “thượng nguồn” này đã trở thành tác phẩm đầu tay của những kiến trúc sư và thợ thủ công ở Huế.
Hình ảnh lăng Gia Long nhìn từ xa
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Sự tĩnh lặng và yên bình hòa cùng cảnh vật thiên nhiên đã tạo nên một Thiên Thọ Lăng rất hùng tráng và kì vĩ. Theo gợi ý của L. Cadière từ hơn 60 năm trước đây, du khách nên viếng lăng Gia Long vào buổi chiều. Đó là thời khắc có thể ngắm cảnh hoàng hôn đang đến từ phía bên kia các hồ nước. Lấp lánh trong nắng vàng là những bóng thông xào xạc, vi vu đang soi bóng xuống mặt hồ gợn sóng. Chính lúc ấy, du khách mới cảm nhận hết vẻ đẹp hùng tráng và kỳ vĩ của khu lăng này. Phong cảnh xinh tươi hòa với nét uy nghi của đồi núi xa xa. Sự khắc khổ tĩnh lặng của cái chết hòa với sự sinh động, nét tuyệt mỹ của thiên nhiên chung quanh. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong sự tĩnh lặng tuyệt vời của vũ trụ.
- Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)
Lăng Minh Mạng nghiêm trang, tề chỉnh chính là sự củng cố vững chai chế độ quân chủ trung ương tập quyền Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX.
Đại Hồng Môn
Bi Đình tọa lạc trên Phụng Thần Sơn
Hình ảnh: Trung Hưng
Ở Lăng Minh Mạng, có thể thấy rõ được một sự đăng đối nghiêm ngặt.
Hình ảnh: Trung Hưng
Thăm lăng Minh Mạng, du khách ngỡ mình lạc vào không gian của hội họa, thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua. Hai mươi năm tại vị, Minh Mạng đã đem đến cho giang sơn Đại Nam sự vững mạnh, cho vương nghiệp họ Nguyễn một tiền đồ mới. Và con người đó đã nằm xuống giữa chốn “thiên đường trần gian” đầy tiếng chim hót, hoa đua... với sự thanh thản và mãn nguyện hoàn toàn.
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Lăng Minh Mạng đẹp như một vần thơ hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
3. Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
Lăng Thiệu Trị bình dị, gần gũi như là sự êm thấm trong triều, ngoài nội ở khoảng khắc mà vị vua hay chữ này thừa hưởng được kết quả của vị vua cha giàu tài năng để lại. So với các lăng tẩm khác thì lăng Thiệu Trị mang trong mình những nét kiến trúc độc đáo khác lạ. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc - hướng ít được dùng trong cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.
Hồng Trạch Môn
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
- Lăng Khải Định (Ứng Lăng)
Lăng Khải Định đứng cao trên sườn núi Châu Chữ như cố ý ngoi khỏi sự cai trị của người Pháp, nhưng lại phải dựa vào nước Pháp để đứng được lâu dài. Dáng dấp một lâu đài nào đó mà Khải Định bắt gặp trên chặng đường Tây du của mình đã hiện hình lên bằng ciment, bằng sắt thép, như là một thông báo về sự có mặt của văn minh Âu Tây trên đất nước vùng Viễn Đông này.
Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự “ra đi” của một ông vua vào buổi mạt kỳ của chế độ phong kiến. Bước lên ngai vàng vào giữa tuổi 31, Khải Định say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng. Những công trình này làm hao tổn nhiều nhân lực, của cải của binh dân, song đó cũng là những công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn với một loạt các tượng người, voi, ngựa, đã để lại những tác phẩm giúp ta thấy được mối liên hệ trên con đường đi của điêu khắc Nguyễn.
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hoa văn điêu khắc đỉnh cao
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Hình ảnh: Trung Hưng
Ứng Lăng nặng nề mà chói chang sẽ mất đi sự hấp dẫn, nếu không có những tác phẩm ghép mảnh cực kỳ công phu bên trong Thiên Định cung. Đây là khu lăng vua Nguyễn làm nên giai đoạn ba của phong cách lăng vua. Âu hóa và tiếp thu văn mình tây phương để bỏ quên bản sắc dân tộc, tất nhiên sẽ phạm sai lầm.
Dù sao, các lăng vua Nguyễn vẫn là một bản hợp xướng kỳ diệu mà mỗi biến tấu của nó là một thành tựu của kiến trúc cung đình Nguyễn.
Tổng hợp: Quỳnh Trang
Ảnh: KTS. Hoàng Anh Đức