Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Bà Già, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
Ngày đăng: 14/08/2021
1, Thông tin chung về di tích
Tên gọi: Chùa Phú Gia là tên gọi theo địa danh thôn Phú Gia. Xa xưa chùa có tên là An Dương, đến thời Hậu Lê có tên là Chùa Bà Già. Tên gọi trong văn bản hiện nay là Bà già Tự ( Chùa Bà Già)
Địa chỉ: Thôn Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Loại hình di tích: Di tích kiến trúc - nghệ thuật.
Niên đại: Tài liệu thư tịch, văn bia không cho biết niên đại khởi dựng chùa Bà Già, căn cứ theo tấm bia “Bà Già Tự Bi Ký” dựng tại chùa vào năm Dương Hòa 2 (1636) và chuông đồng “Trùng tạo chú hồng chung Bà già Tự” niên hiệu Chính Hòa 16 (1665) thì ta có thể thấy chùa Bà Già được dựng từ trước đó.
Khi ngôi chùa An Dương bị hư hại, có hai bà già đã phát tâm bồ đề bỏ tiền của, công sức ra xây dựng, tu sửa lại chùa, từ đó chùa được gọi với tên Bà Già Tự. Hiện nay tượng hậu của hai bà được thờ tại tiền đường ngôi Tam Bảo.
Di vật trong di tích: Chùa Bà Già còn bảo lưu một số lượng di vật khá lớn bao gồm nhiều chất liệu và loại hình khác nhau như bia đá, tượng đá, chuông đồng, hương án gỗ, câu đối gỗ, và hệ thống tượng phật và cửa võng, ...
2, Khảo sát hiện trạng
2.1 Tổng thể hiện trạng
- Tổng thể hiện trạng chùa Bà Già bao gồm: Tam quan, gác chuông, tiền đường, thượng điện, nhà hành lang, nhà Mẫu, nhà tổ, nhà tăng, nhà giảng kinh
- Trong đó hạng mục Tam Bảo, nhà hành lang, nhà Mẫu đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhà bếp hiện nay là khu nấu nướng tạm ngoài trời.
2.2 Hiện trạng Tam Bảo
- Cột gỗ bị mục mọt, mối xông từ chân lên đỉnh cột và các cấu kiện liên kết khác.
- Tổ mối bao quanh nền gạch và chân cột.
- Một số cấu kiện gỗ như xà nách, xà ngang, cốn, kẻ, hoành, rui, câu đầu đã bị mối xông.
- Nhiều cấu kiện bị nứt, hở mộng.
- Mái lợp ngói mũi hài đã xô vỡ gây thấm dột
Một số hình ảnh hiện trạng
Kết luận đánh giá hiện trạng Tam Bảo
- Cột gỗ bị mục mọt, mối xông từ chân lên đỉnh cột và các cấu kiện liên kết khác.
- Tổ mối bao quanh nền gạch và chân cột.
- Một số cấu kiện gỗ như xà nách, xà ngang, cốn, kẻ, hoành, rui, câu đầu đã bị mối xông.
- Nhiều cấu kiện bị nứt, hở mộng.
- Mái ngói xô vỡ gây thấm dột
- Hệ thống tượng thờ, nội thất bị ẩm mốc, bong tróc sơn, gãy, rụng các cấu kiện
- Chân tường rêu mốc, bong tróc
2.2 Hiện trạng nhà bếp
- Hiện nay trong chùa không có nhà bếp, khu bếp được đặt tạm ngoài trời bên cạnh nhà giảng kinh, dùng bạt che chắn để để sử dụng.
- Nhân dân địa phương nhiều lần muốn xây dựng nhà bếp làm nơi sinh hoạt nhưng đến nay khu đất dự định xây dựng vẫn để trống.
2.2 Hiện trạng am hóa vàng
- Hiện tại am hóa vàng được tận dụng bố trí ở cổng vào sân nhà ni, nhà ăn, tại vị trí chật hẹp, làm cản trở giao thông.
- Am hóa vàng không có lối thoát khói và lấy tro ra, gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
- Am hóa vàng mang tính chất tạm bợ do chưa có điều kiện xây dựng.
3, Biển pháp tu bổ
- Tổng thể: Bảo tồn cảnh quan tổng thể chung của di tích.
- Tu bổ hạng mục Tam Bảo, dựa trên hồ sơ khảo sát hiện trạng, bảo tồn tối đa các cấu kiện gốc, thay thế cấu kiện đã mục hỏng.
- Tôn tạo hạng mục nhà bếp, tạo không gian phòng bếp và phòng ăn, kết nối với khoảng sân bên ngoài tạo thành không gian sinh hoạt chung khi chùa có công việc, lễ hội.
- Tôn tạo am hóa vàng, bố trí am hóa vàng ở vị trí sân trước Tam Bảo, tạo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Tu bổ Tam Bảo
- Hạ giải toàn bộ Tam Bảo từ mái đến móng.
- Đánh giá, phân loại các cấu kiện gỗ, ngói, chân tảng và các cấu kiện khác.
- Bảo quản cấu kiện gỗ trong nhà bao che.
- Gia cố nền móng, xử lý chống mối nền.
- Thay thế cấu kiện gỗ đã mục hỏng bằng cấu kiện gỗ cùng kích thước, kiểu dáng. Gỗ thay thế bằng gỗ lim. Các cấu kiện gỗ được xử lý chống mối trước khi đưa vào lắp dựng.
- Lát nền bằng gạch bát cổ, lát mạch chữ công.
- Thay mới ngói mũi hài, ngòi lót đã mục hỏng bằng loại ngói cùng kích thước, chủng loại.
- Toàn bộ tường xây, trát, quét vôi mài ghi sáng.
- Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, dùng ánh sáng đỏ.
- Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Tôn tạo nhà bếp, nhà ăn
Vị trí nhà bếp, nhà ăn nằm bên cạnh nhà tăng và nhà giảng kinh.
Nhà bếp theo hình thức nhà năm gian đầu hồi bít đốc, vì kèo quá giang, trụ trốn. Kết cấu vì kèo đơn giản theo lối bào trơn đóng bén kết hợp kẻ hiên có đục chạm hoa văn, họa tiết theo lối cổ, truyền thống.
Ba gian dùng để làm nhà ăn, có hàng lang phía trước và hai gian còn lại dùng làm nhà bếp.
- Hệ cửa bức bàn theo lối thượng song hạ bản, cửa chính bốn cánh mở vào trong, cửa sổ hai cánh. Các kết cấu gỗ được làm bằng gỗ lim.
- Hệ móng xây gạch đặc, gia cố giằng bê tông cốt thép, tường xây gạch chỉ đặ
- Hệ mái lợp ngói mũi hài cỡ trung, ngói độn, ngói chiếu chữ thọ.
- Các cấu kiện gỗ sau khi lắp dựng xong được quét xử lý chống mối mọt. Đào hào chống mối trong và ngoài nhà xử lý chống mối nền trước khi lát nền.
Tôn tạo am hóa vàng
- Am hóa vàng xây mới bằng bê tông cốt thép
- Vị trí am hóa vàng nằm ở khoảng vườn phía trước tam bảo, tạo sự thuận tiện về giao thông trong quá trình sử dụng
- Mái am hóa vàng lợp ngói mũi hài
- Tường xây gạch chịu nhiệt, các họa tiết, hao văn đắp vẽ bằng vật liệu truyền thống
- Diện tích am hóa vàng: 4m2
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Chùa Bà Già có một vị trí nhất định về kiến trúc lịch sử văn hoá nghệ thuật ở Thủ đô. Trải qua thời gian dài cùng với những thăng trầm của lịch sử, hiện nay các hạng mục kiến trúc của di tích đã bị xâm phạm và xuống cấp nghiêm trọng, cần phải được tu bổ, tôn tạo kịp thời.
LIÊN HỆ ĐƠN VỊ TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH TÂM LINH, TU BỔ, TÔN TẠO ĐÌNH ĐỀN CHÙA, XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ BÊ TÔNG GIẢ GỖ, NHÀ GỖ 3 GIAN, 5 GIAN
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TRUNG HƯNG
Địa chỉ: số 68, ngõ Hồ Hố Mẻ, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 08.1800.1886
Giờ làm việc: 8h15 - 5h30 từ T2 - T6, 8h15 - 4h30
Email: disantrunghung@gmail.com
Website: disantrunghung.com
Youtube: Di Sản Trung Hưng
Facebook: Di Sản Trung Hưng